Âm thanh hội nghị các thiết bị âm thanh cơ bản cần phải có

ác buổi hội họp, hội nghị thường kéo dài cả buổi, cả ngày, thậm chí vài ngày. Chính vì vậy, để đảm bảo các cuộc họp, hội nghị diễn ra tốt đẹp thì có nhiều vấn đề góp thành.

Trong đó phải nói đến vấn đề âm thanh, là công cụ sử dụng nhiều nhất trong việc trao đổi, giao tiếp giữa chủ tọa và các đại biểu thành viên với nhau. Để đảm bảo truyền tải tín hiệu tốt tới người nghe, thì việc lựa chọn các sản phẩm thiết bị âm thanh dành cho âm thanh hội nghị như thế nào là điều mà nhiều nhà lãnh đạo khá quan tâm. Xem thêm: tư vấn ánh sáng


Trong bất kỳ dàn âm thanh hội nghị nào từ bình dân đến chuyên nghiệp đều cơ bản phải có sự góp mặt của 5 thiết bị âm thanh khá quan trọng đó là: thiết bị nguồn, mixing amplifier, bộ điều khiển trung tâm, hệ thống loa phát và phụ kiện âm thanh.




ÂM THANH HỘI NGHỊ: CÁC THIẾT BỊ ÂM THANH CƠ BẢN CẦN PHẢI CÓ

Để chọn được các mẫu loa âm trần, mixer, ampli... và các thiết bị khác cho một hệ thống âm thanh hội nghị cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: nhu cầu, mục đích sử dụng, kinh phí dự định đầu tư...Tuy nhiên thì bạn vẫn phải dựa trên các thiết bị cơ bản, cần có để tạo nên một dàn âm thanh hoàn chỉnh cho phòng hội nghị, sau đó mới dựa vào các yếu tố trên để quyết định đến số lượng, kích cỡ cũng như chất lượng của từng loại thiết bị.


Các thiết bị phải có trong một hệ thống âm thanh hội nghị cơ bản:


1. Nguồn âm (Source):


Loại nguồn âm thường được sử dụng trong hội nghị đó là các loại micro, chủ yếu là micro cổ ngỗng để bàn. Tùy theo mục đích sử dụng họp hội nghị giữa nhiều đại biểu, bạn có thể lựa chọn các loại micro cổ ngỗng để bàn sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng hay số lượng và thương hiệu. Ngoài ra còn có các thiết bị như đầu đĩa, laptop, điện thoại... dùng để đưa nguồn nhạc vào cũng rất hay được sử dụng trong quá trình họp hội nghị.


ÂM THANH HỘI NGHỊ: CÁC THIẾT BỊ ÂM THANH CƠ BẢN CẦN PHẢI CÓ


2. Mixing amplifier




Đây chắc chắn là thành phần không thể thiếu cho dàn âm thanh hội nghị của bạn. Tùy vào quy mô phòng hội nghị mà bạn có thể lựa chọn các loại mixer có số lượng Line in phù hợp để kết nối các thiết bị với nhau. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tín hiệu âm thanh đầu vào một cách chuyên nghiệp.


Mixing amplifier là thiết bị 2 trong 1 vừa là mixer điều khiển vừa là 1 ampli cung cấp công suất cho loa. Chính vì vậy, 1 hệ thống âm thanh hội nghị bạn cần lên kế hoạch thiết kế với sức chưa bao nhiêu người họp, số lượng loa bố trí, số lượng micro. Từ đó, bạn sẽ tính được công suất cần đó để các loa hoạt động.


3. Bộ điều khiển trung tâm


Bộ điều khiển trung tâm này cũng không kém phần quan trọng, để giảm thiểu các đường line micro nối vào mixer thì tất cả các micro cỗ ngỗng sẽ đươc nối và truyền tới bộ điều khiển này trước, các tín hiệu tập trung ở đầy rồi nó sẽ truyền tới mixing amplifier.


Bộ điều khiển này có thể cài đặt được nhiều tính năng khác nhau cho các micro. Các thao tác này sẽ được setup trước với nhu cầu buổi họp, cụ thể: cài đặt cho micro chủ tọa làm chủ cuộc họp, các micro đại biểu muốn nói có thể nhấn nút để nói hoặc nhấn nút yêu cầu để micro chủ tọa cho phép nói…


ÂM THANH HỘI NGHỊ: CÁC THIẾT BỊ ÂM THANH CƠ BẢN CẦN PHẢI CÓ


4. Hệ thống loa


Đây là thiết bị cuối cùng phát ra tìn hiệu truyển đến ta người nghe, nhưng cực kì quan trọng. Nó sẽ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh hội nghị của bạn. Loa hội nghị hiện nay có rất nhiều loại với nhiều mức giá, kiểu dáng và thương hiệu khác nhau. Nhưng dù là của thương hiệu nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo về mặt chất lượng âm thanh nghe to rõ, đảm bảo được hiệu quả về mặt âm thanh lẫn độ bền theo thời gian.


Thông thường đối với dàn âm thanh hội nghị thường trang bị loa âm trần là phù hợp nhất, tính thẩm mỹ cao và công suất hợp lý. Nhưng đối với các phòng hội nghị lớn chuyên nghiệp thì sẽ đề xuất lắp loa thùng để đảm bảo công suất truyển tải tín hiệu trong khan phòng.


Ngoài ra, nếu phòng họp của bạn nhỏ, số lượng người họp ít thì có thể không cần bố trí loa. Vì trên mỗi micro cổ ngỗng nhà sản xuất cũng trang bị 1 loa phát nhỏ như là loa điện thoại, mọi người có thể nghe được.


5. Phụ kiện âm thanh


Trong dàn âm thanh hội nghị hay bất kỳ 1 dàn âm thanh nào khác thì cũng đều cần đến các phụ kiện âm thanh đi kèm. Đây là thiết bị bất khả phân ly, chi tiết là: dây loa tín hiệu, dây cáp nối, dây jack phát tín hiệu,…


Trên đây là 5 thành phần cố yếu trong bất kỳ 1 dàn âm thanh hội nghị nào cần phải có. Tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lên danh sách các thiết bị sao cho phù hợp và cần đối với khán phòng của bạn.


Một số lưu ý khi thiết kế âm thanh hội nghị:


Có đầy đủ các thiết bị sẽ giúp bạn thiết kế hoàn chỉnh một hệ thống âm thanh hội nghị, tuy nhiên không gian hội nghị có một số đặc trưng riêng của nó, bạn cần nắm rõ một số lưu ý để đạt chất lượng, hiệu quả âm thanh tốt hơn cho khán phòng của mình:


- Đặt loa vào vị trí cách mặt đất tối thiểu 1,5m tùy theo chiều cao từ mặt đất đến trần nhà mà có thể đặt tối đa 2,5m (đối với loa treo tường). Còn với loa âm trần, bạn cần bố trí đều để đảm bảo tín hiệu khán phòng đầy đủ.

- Đối với loa treo tường: bạn cần đặt 1 cặp loa ở phía trên và các loa còn lại dọc theo 2 bên vách tường (có thể linh động số lượng loa tùy theo không gian của phòng). Còn loa âm trần thì bạn cần tính toán góc của loa.


- Đặt loa hướng về vị trí người nghe

- Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe

- Thử vào vị trí của người nghe để kiểm tra âm thanh xem đã rõ ràng và phủ rộng khắp hội trường chưa.


Một số mẹo nhỏ này hy vọng sẽ giúp bạn thiết kế hệ thống âm thanh hội nghị của mình một cách hiệu quả hơn, mang lại chất lượng âm thanh cao nhất có thể. Xem thêm: gải pháp âm thanh

Chủ đề cùng chuyên mục: