Không có vắc-xin là 100% an toàn. Tiêm vắc xin là sự ra đời của một kháng nguyên để kích thích tiêm chủng tích cực để ngăn ngừa bệnh. Các phản ứng thường gặp như sốt nhẹ, sưng, đau ... là những triệu chứng phổ biến sau khi tiêm phòng. Dưới đây là một số lời khuyên mà cha mẹ cần biết về vắc-xin

- Tuyệt đối không cho trẻ tiêm khi đang trong tình trạng sốt, cảm cúm, đặc biệt là khi bị nhiễm trùng cấp tính. Trường hợp này, cần hoãn tiêm để ổn định sức khỏe. Sau đó, đợi cho đến hoàn toàn khỏe mạnh rồi mới đưa trẻ đi tiêm.
- Cho trẻ ăn mặc đơn giản, tránh ủ ấm hay mặc nhiều lớp áo để việc thao tác tiêm được nhanh và chính xác.
- Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để quá đói khi tiêm.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bé có tiền sử bị sốc phản vệ ở những lần tiêm trước để có hướng điều trị thích hợp.
- Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm, chườm mát vết tiêm.
- Về nhà, bậc phụ huynh nên tiếp tục theo dõi con, và đến ngay bệnh viện, sở y tế nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: Sốt cao trên 38,5 độ C, nổi ban, co giật, tím tái, các triệu chứng quấy khóc kéo dài hơn 24 giờ.
- Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, đặc biệt là những mũi tiêm chủng thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc xin hay kháng sinh cụ thể nào đó thì tuyệt đối sau này không được tiêm loại này nữa. Nhưng nếu sốc phản vệ với loại vắcxin này thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

Vnvc