cam kết ngoại bảng là gì - Trong số các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, ông Trần Hùng Huy cũng là người đầu tiên "kế nghiệp" cha mình (ông Trần Mộng Hùng - nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT) để trở thành vị Chủ tịch HĐQT kế tiếp của ACB. Thế nhưng, chuyện "kế nghiệp" của ông Huy thì không giống kiểu "cha truyền con nối" như mọi người vẫn nghĩ.



cam kết ngoại bảng là gì - Nên chọn mua máy in như thế nào mới đúng loại

Trên thực tế, khi về nước và vào ACB làm việc, ông Hùng Trần Huy "không nghĩ có ngày mình sẽ ngồi vào chiếc ghế đó" dù cha là người sáng lập, cũng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng. Lý do rất đơn giản, ACB là một công ty niêm yết với hàng chục nghìn cổ đông. Việc trở thành người đứng đầu HĐQT của ngân hàng cổ phần số 1 Việt Nam (lúc đó), với hàng loạt các thành viên gạo cội trong giới tài chính (cả trong nước và nước ngoài) thì không thể chỉ là con của người sáng lập.

Nhưng cuộc đời chẳng ai biết trước được điều gì. Năm 2012, khi ACB xảy ra sự cố bầu Kiên, ghế Chủ tịch của ngân hàng này bị bỏ trống và dường như không có ai muốn nhận. Thời điểm đó, hàng loạt thành viên HĐQT ACB phải từ nhiệm, một vị thành viên HĐQT độc lập khi được đề nghị trở thành tân Chủ tịch đã từ chối.

Trong bối cảnh đó, Trần Hùng Huy – con trai cả của nhà sáng lập Trần Mộng Hùng, đang giữ vị trí Phó Tổng giám đốc ACB, mới 34 tuổi, được đưa lên vị trí cao nhất. Sau này, ông Huy tâm sự là "làm Chủ tịch mà chưa được chuẩn bị gì cả".

Tốt nghiệp MBA Đại học Chapman (Mỹ) về nước, Huy tự nộp đơn thi tuyển làm nhân viên bán hàng ở ACB mà không nói với cha hay mẹ. Chỉ đến khi trúng tuyển, vào ACB làm thì Huy mới thông báo. Làm ở ACB 3 năm, ông Huy quay trở lại Mỹ theo học Tiến sĩ với lý do "lúc đó mình vẫn là nhân viên cấp thấp, chưa có áp lực nhiều nên thích học thêm". Thế nhưng, trở lại ACB vào năm 2008, tấm bằng Tiến sĩ của ông Huy bị "treo" vì quá bận rộn, không có đủ thời gian làm luận án.

Năm 2010, khi ACB chuyển định hướng "universal banking" với chiến lược trở thành một tập đoàn tài chính với ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, vàng…, ông Huy một lần nữa lại đi học. "Nhìn vào ngân hàng khi đó thì không ai có kinh nghiệm ở mảng này, các ngân hàng trong nước khác cũng vậy nên Huy muốn đi học thêm trong thực tế ở nước ngoài, để khi về có thể giúp được ACB", ông Huy giải thích về quyết định sang làm việc tại Tập đoàn tài chính Rothschild (Anh quốc). Trong 2 năm làm việc tại đây, ông Huy giữ vị trí trợ lý Giám đốc nhóm tư vấn sáp nhập tổ chức tài chính.

Hơn 4 năm trước, khi ông Huy và các đồng nghiệp của mình ở ACB tới Bắc Kinh, tất cả đều kinh ngạc trước mức độ phổ biến của các dịch vụ tài chính phi truyền thống như Alipay, Wechatpay dù các ứng dụng này mới chỉ xuất hiện vài năm. "Những tổ chức như vậy chính là đối thủ lớn nhất của ACB trong tương lai chứ không phải là các ngân hàng truyền thống", ông Huy nhận xét.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/cam-ket-n...goai-bang.html