Tai biến mạch máu não hay còn đột quỵ xảy ra do mạch máu não bị vỡ hoặc bị tắc. Có hai dạng lâm sàng đó là đột quỵ thiếu máu não động mạch và thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay tai biến mạch máu não khá phổ biến, bệnh gia tăng theo lứa tuổi, nhất là từ 50 tuổi trở lên. vì thế vật lý trị liệu tai biến mạch máu não đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị



Bệnh gây tử vong hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch, là nguyên nhân gây tàn phế lâu dài thường gặp nhất. Người bệnh bị liệt nửa người thuộc loại đa tàn tật, mà chủ yếu là giảm hoặc mất chức năng vận động. Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất là ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.

Mục tiêu phục hồi chức năng:

Ngăn ngừa và điều trị vật lý trị liệu sau đột quỵ các di chứng như: yếu cơ, tăng trương lực cơ, rối loạn thăng bằng…

Trợ giúp thích ứng với tình trạng bệnh cho bệnh nhân và gia đình.

Khuyến khích sự tái hòa nhập cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Những phương pháp phục hồi chức năng cho người bệnh

Bài tập gia tăng sức mạnh cơ: VD người bệnh duỗi gối từ vị thế ngồi thòng chân với đề kháng với tạ hoặc tay người nhà để cải thiện sức cơ cơ đùi…



Kích thích điện chức năng (FES: Functional Electrical Stimulation) VD: dùng dòng điện kích hoạt chức năng nhóm cơ duỗi cổ tay...

Kéo giãn mô mềm đặc biệt là những cơ bắp chân, cơ đùi để duy trì chiều dài cơ

Bài tập chủ động ở các khớp

Bài tập gia tăng khả năng chịu sức nặng trên chân yếu

Bài tập gia tăng thăng bằng ở vị thế ngồi, đứng và đi

Tập luyện với dụng cụ như: tạ, bục, banh, ròng rọc, thanh song song…

Kết luận: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực rất nhiều từ người bệnh, người điều trị cũng như người nhà. Người bệnh được tập luyện sớm, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả như chức năng bàn tay linh hoạt, cải thiện dáng đi, độc lập trong sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện.

Nguồn phục hồi chức năng đức điệp: https://phuchoichucnangducdiep.com/t...h-mau-nao.html