Số lượng chính xác của những vitamin cần thiết thay đổi theo từng đứa trẻ và từng thời kỳ khác nhau của đời sống. Trong các thời kỳ lớn lên hay tập luyện mạnh, khi có rối loạn tiêu hóa hay bệnh nhiễm trùng, cần đến vitamin nhiều hơn.
>> Đọc thêm:Bạn muốn mua ghế ăn cho bé?
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, khí hậu, điều kiện sinh hoạt đều có ảnh hưởng tới nhu cầu vitamin.
Những vấn đề liên quan đến ăn uống
Đau bụng
Có lẽ không có bệnh nào của trẻ em làm cho mẹ và cả nhà hoảng hốt bằng chứng đau quặn bụng, gây ra do những co thắt không bình thường của dạ dày và ruột. Những nguyên nhân thường là: thức ăn (kể cả sự phối hợp không tốt giữa các thức ăn), thiếu ăn hay ăn quả nhiều, các bữa ăn quá gần nhau, sự kích động quá đáng.
Các rối loạn này biểu hiện ra ở bé bằng những tiếng kêu khóc dữ dội. Bé co gập chân vào bụng, bụng nói chung bị căng chướng. Những triệu chứng này có thể lâu vài phút rồi sau đó tái hiện dữ dội hơn. Một cơn đau bụng có thể kéo dài nhiều giờ.
Em bé nào mỗi lần kêu khóc lại được mẹ, ông bà vội bế lên thường hay đau quặn bụng. Tính cáu gắt cực kỳ của những em này là hậu quả của những sự bế bồng rong chơi. Trong những tháng đầu, phần lớn trẻ bị những cơn đau quặn bụng và hiếm thấy những em thoát khỏi.
Một số trẻ bắt đầu bị những cơn đau quặn bụng nhẹ này ngay từ khi mới đẻ và kéo dài trong 3-4 tháng đầu, nhưng đến lúc đó các cơ quan tiêu hóa thích nghi với chức năng của chúng, các cơn đau dần dần biến mất.
Cần giữ cho bé ấm và không bị ướt át, cho bé ở nơi thông thoáng và không sáng chói, ầm ỹ. Không được làm cho bé giật mình, lay mạnh vé khi thay tã lót, mặc quần áo, đánh thức bé dậy đột ngột. Tóm lại cần tránh mọi nguyên nhân gây kích động và cáu gắt.
Nếu bé lên cân đều đặn thì không cần thay đổi chế độ ăn uống. Thay đổi chế độ ăn, giờ ăn chỉ làm cho tình hình thêm phiền phức. Chú ý không để cho mẹ lo âu về bệnh của con mà bị mệt mỏi, thiếu ngủ rồi đi tới mất sữa.
Với bé, không nên hạn chế chế độ ăn. Bốn giờ một lần bú, khoảng cách như vậy cho bé ngủ được nhiều hơn, ít bị vần bé hơn và do đó đỡ bị kích động.
Khi có bé bú, gắng bế bé cho bé càng thẳng người càng tốt, bé sẽ không nuốt phải không khí. Đặt bé nằm sấp bụng hay nghiêng về bên phải sau khi bú sẽ giúp bé ợ hết hơi trong bụng ra.

Theo chambegioi.com